|  Đăng nhập
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

 

Tiêu đề: Có một lời thề
Tác giả: Nguyễn Bảo
Năm 1971 tôi vào chiến trường khu 5. Ở Ban Tuyên huấn Khu ủy chưa đầy tháng tôi tình nguyê%3ḅn sang Ban Văn học Cục Chính trị Quân khu. Trưởng Ban của tôi là nhà văn Nguyên Ngọc, nói: “Câ%3ḅu chuẩn bị đi xuống tiểu đoàn 91 đặc công. Đó là mô%3ḅt tiểu đoàn do Thanh Hóa chi viê%3ḅn cho tỉnh Quảng Nam. Tiểu đoàn còn có tên là Tiểu đoàn Lam Sơn. Cán bô%3ḅ chiến sĩ ở đó đều là người quê câ%3ḅu đấy”. Thủ trưởng tôi còn nói thêm: “Tiểu đoàn này vào Quảng Nam từ năm 1968. Qua bao nhiêu năm chiến đấu thành tích vô ngần mà hy sinh cũng vô kể. Đặc biê%3ḅt, quân số thiếu hụt bao nhiêu Thanh Hóa bổ sung bấy nhiêu”. Tôi khoác ba lô lên đường tìm về tiểu đoàn Lam Sơn Thanh Hóa đang sống chiến đấu trên đất Quảng Nam. Lòng háo hức, vừa tự hào vừa hồi hô%3ḅp vô cùng. Hồi đó tiểu đoàn đứng chân trên núi Hòn Tàu. Trước đó tiểu đoàn đánh rất nhiều trâ%3ḅn nổi tiếng như Đức Dục, Ái Nghĩa, Bồ Bồ... Lúc này tiểu đoàn đang chuẩn bị đánh đồn Bình Long. Điều khiến tôi hụt hẫng là cán bô%3ḅ chiến sĩ Thanh Hóa hiê%3ḅn không còn bao nhiêu. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Ngọc là người Điê%3ḅn Bàn, Quảng Nam nói với tôi: “Trước đây chỉ có cán bô%3ḅ chiến sĩ người Thanh Hóa nhưng những năm gần đây có đủ mặt cán bô%3ḅ chiến sĩ các tỉnh miền Bắc. Chiến tranh ác liê%3ḅt, kéo dài đến thế. Bô%3ḅ đô%3ḅi hy sinh đến thế, Thanh Hóa chi viê%3ḅn sao kịp”.
Tôi xuống đại đô%3ḅi Mô%3ḅt, đại đô%3ḅi chủ công của tiểu đoàn. Người duy nhất cùng quê với tôi còn sót lại ở đây là Nguyễn Văn Thủ, đại đô%3ḅi phó. Nhưng hôm ấy Thủ cũng không có mặt ở đơn vị. Thủ đang đi chuẩn bị chiến trường. Mắc võng ở mô%3ḅt hầm thùng cạnh đại đô%3ḅi trưởng Ước, tôi hỏi về Thủ. Ước bảo: “Tôi đã gọi Thủ về. Thủ đi chuẩn bị chiến trường đã ba tháng nay. Thủ ham trâ%3ḅn đánh này lắm, bám đến cùng. Nhưng nghe tin có đồng hương từ Bắc vào Thủ sẽ về ngay”. Ước nói đúng, sáng hôm sau Thủ đã có mặt ở đại đô%3ḅi và hăm hở tìm tôi. Thủ thấp đâ%3ḅm, da ngăm đen. Bạn bè trong đại đô%3ḅi gọi là Thủ cuốc (đen như cuốc). Anh khó lẫn với người khác còn ở đôi mắt to, sáng rực. Đêm hôm đó Thủ say sưa kể cho tôi nghe nhiều chuyê%3ḅn trong chuyến đi chuẩn bị chiến trường dài ngày của anh. Anh rất hy vọng trâ%3ḅn này sẽ trả được mối hâ%3ḅn vẫn nằm sâu trong tâm khảm. Anh kể, năm 1968 tỉnh Thanh Hóa chọn mô%3ḅt tiểu đoàn đặc công lấy tên là Tiểu đoàn Lam Sơn vào chiến trường, chi viê%3ḅn cho tỉnh Quảng Nam kết nghĩa. Trâ%3ḅn đầu ra quân là trâ%3ḅn tiêu diê%3ḅt Trung đoàn 51 ngụy đóng ở Quang Châu. Trâ%3ḅn đánh không được suôn sẻ. Ngay từ lúc mới cắt rào, mô%3ḅt mũi của tiểu đoàn đã bị lô%3ḅ. Địch xả đạn xối xả, ta bị thương vong khá nhiều. “Tôi bị thương ngay từ đầu” -Thủ nói- “Đánh đặc công yếu tố quan trọng nhất là bí mâ%3ḅt bất ngờ. Khi không còn yếu tố đó, mọi sự sẽ diễn biến khó lường”. Trâ%3ḅn đầu ra quân, thất bại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống của tiểu đoàn. Hẳn là Tiểu đoàn trưởng Giáng nghĩ như thế nên không chấp nhận rút lui. Anh lê%3ḅnh cho các mũi cưỡng tâ%3ḅp. Cuô%3ḅc xung xát trở nên khốc liê%3ḅt vô cùng. Cán bô%3ḅ chiến sĩ dùng dao găm lựu đan ôm thằng địch mà đánh. Thủ pháo lựu đạn nổ ngay giữa các lớp rào, B40, B41 bắn phá các lô cốt của địch. Lòng quả cảm và tinh thần quyết thắng đã chuyển cuô%3ḅc đấu từ bất lợi thành thuâ%3ḅn lợi. Quân ta ào ạt tấn công làm chủ trâ%3ḅn địa. Tuy nhiên, bọn địch cũng không vừa, mô%3ḅt số chỗ vẫn vang lên tiếng AR15 chống trả. Ở hầm chỉ huy, Tiểu đoàn trưởng Giáng nhấp nhổm không yên. Lúc này không vào chỉ huy trực tiếp có thể xuất hiê%3ḅn tình huống xấu. Anh lê%3ḅnh cho bô%3ḅ phâ%3ḅn tham mưu, tác chiến theo anh vào bên trong trâ%3ḅn chiến.
Hai chân Thủ dính đạn. Lẽ ra anh phải lết về sau để bô%3ḅ phâ%3ḅn cứu thương băng bó. Nhưng ý chí chiến đấu còn ngùn ngụt bốc trong đầu. Anh không ra mà ém ngay ở mô%3ḅt góc chiến hào chờ địch. Anh nghĩ: “Đằng nào cũng bị thương rồi, ở lại diê%3ḅt được vài thằng địch dẫu có hy sinh cũng đáng giá lắm”. Anh hướng nòng AK chờ đợi. Đúng lúc đó mô%3ḅt người to cao lừng lững lom khom đi tới. Chiến hào ngoằn ngoèo, người đó vừa lấp ló hiện ra ở mô%3ḅt ngách hào đã nhâ%3ḅn ngay mô%3ḅt tràng đạn từ khẩu AK của Thủ. Thủ đinh ninh đó là mô%3ḅt tên địch, bị bô%3ḅ đô%3ḅi truy lùng đang tìm đường tẩu thoát. Anh định nã tiếp loạt đạn thứ hai vào tốp địch phía sau thì nhâ%3ḅn ra mô%3ḅt chiếc mũ đặc công giơ lên quay tít. Đấy là tín hiê%3ḅu quân ta. Thủ hoa mắt choáng váng. Anh bắn nhầm phải đồng đô%3ḅi rồi chăng? Anh lết lại chỗ người vừa bị anh bắn. Trời ơi! Người đó chính là tiểu đoàn trưởng của anh. Không thể chịu đựng nỗi đau đớn, anh quay nòng AK vào giữa ngực mình định bóp cò, bỗng khẩu súng trên tay anh văng ra. Tiểu đoàn trưởng Giáng vẫn đủ tỉnh táo nhâ%3ḅn ra cử chỉ tiêu cực của Thủ. Anh dùng chân đá văng khẩu súng khỏi tay Thủ. Sau đó, cả anh cả Thủ cùng nằm chung với nhau ở trạm phẫu dã chiến mặt trâ%3ḅn. Anh nói với Thủ: “Vết thương anh quá nặng, không thể qua được. Em phải sống trả thù cho anh. Hành đô%3ḅng của em bữa đó là không nên. Không ai muốn như vâ%3ḅy nhưng trong chiến tranh mọi chuyê%3ḅn đều có thể xảy ra. Điều quan trọng nhứt là ta phải thắng thằng địch và phải sống xứng đáng...”. Tiểu đoàn trưởng không thể nói hết ý. Thủ cũng không thể nghe được gì thêm. Anh khóc nấc, nước mắt nước mũi đầm đìa, nhòe nhoẹt. Nhưng cũng chính lúc đó, mô%3ḅt lời thề cuô%3ḅn lên trong trái tim anh: “Em sẽ trả thù cho anh. Em sẽ sống xứng đáng như điều anh mong đợi!”.
*
* *
Trong những trâ%3ḅn đánh sau đó, Thủ ao ước giết được mô%3ḅt tiểu đoàn trưởng ngụy, trả thù cho thủ trưởng mình. Khi có chủ trương tiêu diê%3ḅt tiểu đoàn bảo an ở Bình Long, Thủ đã xin được đi chuẩn bị. Thủ hào hứng: “Thằng Mỹ còn bị đánh tơi tả, thằng bảo an chịu chi thấu anh? Ba tháng ròng rã bám đồn, tôi thuô%3ḅc làu đường đi lối lại của bọn này. Tất nhiên, phải dựa vào dân thôi. Nhờ dân, tôi còn biết được hầm chỉ huy của tay tiểu đoàn trưởng bảo an ở chỗ nào. Trong nhiều trâ%3ḅn đánh, ta làm chủ trâ%3ḅn địa nhưng bọn chỉ huy thường tẩu thoát. Tôi quyết tâm dù khó khăn gì cũng diê%3ḅt bằng được thằng đầu sỏ này”. Tôi hiểu Thủ đang muốn trả thù cho tiểu đoàn trưởng cũ của mình: “Bằng cách nào Thủ nắm được hầm của thằng chỉ huy”. Thủ cười giòn: “Thế mới thú vị chớ anh. Hắn có mô%3ḅt bồ nhí ở vùng Bình Long. Sau khi đã xài chán chê, thấy cô bụng mang dạ chửa hắn bỏ. Cô nàng căm lắm và chỉ mong gặp được để băm vằm hắn ra. Tôi đã nhờ mô%3ḅt người thân tín trong dân gặp cô ta. Mọi bí mâ%3ḅt trong đồn, mọi bí mâ%3ḅt về hắn cô ta khai ráo trọi”.
Trâ%3ḅn đánh diễn ra vào tháng 3 năm 1972. Tối hôm đó, chúng tôi hành quân suốt đêm, gần đến sáng thì dừng lại. Bô%3ḅ đô%3ḅi đào hầm ẩn nấp ở mô%3ḅt bãi bói cạnh cầu Kỳ Lam, chờ tối hôm sau sẽ vượt sông. Cho đến nay, vẫn không thể hiểu lý do gì nơi ẩn nấp của chúng tôi bị lô%3ḅ. Khi mọi người lên khỏi hầm chuẩn bị hành quân thì máy bay trinh sát của địch bay đến. Sau máy bay trinh sát là HU1A phóng rốc két, bắn đại liên mờ mịt. Hầm hố bị trốc lốc, đô%3ḅi hình bị chia cắt. Chính trị viên tiểu đoàn Thiềng từ hầm chui lên đô%3ḅng viên bô%3ḅ đô%3ḅi bình tĩnh giữ bí mâ%3ḅt. Mô%3ḅt quả lựu đạn từ máy bay ném xuống khiến anh hy sinh tại chỗ. Nhiều cán bô%3ḅ chiến sĩ khác bị thương vong. Cùng lúc trực thăng địch bay từng đàn đổ quân. Bô%3ḅ đô%3ḅi tán loạn. Mô%3ḅt số bị lạc, mấy ngày sau mới tìm được đơn vị. Lần ấy, ý định đánh đồn Bình Long không thành. Tiểu đoàn tụ tâ%3ḅp về Điê%3ḅn Chính bổ sung quân, bổ sung vũ khí, lương thực, thực phẩm chờ thời cơ. Thủ lên gặp tiểu đoàn trường Nguyễn Xuân Ngọc nài nỉ được đánh địch ngay tối hôm sau. Theo anh, bọn địch đang chủ quan, đây là thời cơ thuâ%3ḅn lợi cho ta đô%3ḅt nhâ%3ḅp. Tiểu đoàn trưởng đồng ý nhưng cũng phải mô%3ḅt tuần sau đó mới bố trí được lực lượng.
Hôm tấn công đồn Bình Long, Thủ mượn tôi chiếc đèn pin. Thủ nói muốn chui xuống hầm của thằng chỉ huy bắt hắn đền tô%3ḅi. Thấy Thủ tự tin, lòng tôi không khỏi phấn chấn. Nhưng lần đầu tôi theo bô%3ḅ đô%3ḅi vào trâ%3ḅn sao mà vất vả đến thế. Chưa đến giờ nổ súng, bô%3ḅ đô%3ḅi mới bám ngoài hàng rào bỗng mô%3ḅt tiếng nổ kinh hoàng phát ra lung lay cả khu chiến. Sau tiếng nổ ấy, pháo sáng từ trong đồn vun vút bay lên thắp lửa sáng rực mô%3ḅt vùng trời. Cùng với viê%3ḅc biến ban đêm thành ban ngày, các loại đạn từ trong đồn bắn ra như mưa. Tuôn theo các cỡ đạn nổ om sòm là tiếng chửi tục tằn của địch. Thủ điê%3ḅn về hầm chỉ huy cho biết cán bô%3ḅ đại đô%3ḅi, trung đô%3ḅi, đang tiền nhâ%3ḅp vấp mìn, hy sinh mất ba người. Địch đã ra nhặt xác đưa vào đồn. “Tình hình địch thế nào, bô%3ḅ đô%3ḅi thế nào?” - Tiểu đoàn trưởng hỏi. “Bô%3ḅ đô%3ḅi vẫn nằm yên giữ bí mâ%3ḅt, địch rất hung hăng nhưng chúng ta vẫn còn thời cơ. Kinh nghiê%3ḅm sau khi nhặt được xác bô%3ḅ đô%3ḅi không thấy gì xảy ra, chúng sẽ nghĩ đây cũng chỉ vài ba người đi chuẩn bị. Bắn mãi, chửi mãi cũng chán lại buồn ngủ, chúng sẽ lơi lỏng, lúc đó ta chớp thời cơ để ta hành đô%3ḅng” - Thủ trả lời. Những lời của Thủ củng cố thêm niềm tin cho Nguyễn Xuân Ngọc. Anh truyền lê%3ḅnh cho các mũi, các hướng giữ bí mâ%3ḅt tiếp tục thực hiê%3ḅn phương án tác chiến.
Quả nhiên, càng cuối đêm, tiếng súng càng thưa dần, tiếng chửi rủa ngớt hẳn. Gần sáng, tiếng thủ pháo đầu tiên bung dâ%3ḅy từ mũi chủ yếu - mũi của đại đô%3ḅi phó Thủ. Tiếp liền tiếng thủ pháo là tiếng AK và cả tiếng B40, B41 phâ%3ḅp phành vang lên bên trong các lớp rào, báo hiê%3ḅu bô%3ḅ đô%3ḅi đang nở hoa trong lòng địch. Tôi hân hoan chạy ra bờ sông chờ Thủ. Thủ hẹn khi rút sẽ gặp tôi ở địa điểm này. Bô%3ḅ đô%3ḅi mang vác súng đạn máy móc thu được từ trong đồn chuyển xuống thuyền. Dân đã chờ sẵn. Rối rít những lời bàn, những lời thăm hỏi. Thương binh và tử sĩ được bô%3ḅ đô%3ḅi dân quân du kích cáng cõng xuống bến, hối hả. Pháo địch từ các nơi bắt đầu chặn đường rút của bô%3ḅ đô%3ḅi. Vẫn không thấy Thủ. Thì ra Thủ đã nằm lại trước cửa hầm tên chỉ huy tiểu đoàn bảo an. Mô%3ḅt chiến sĩ trong đại đô%3ḅi kể: “Khi bô%3ḅ đô%3ḅi đã làm chủ trâ%3ḅn địa, dưới mô%3ḅt chiếc hầm ngầm vẫn vọng lên tiếng thằng chỉ huy gọi pháo đổ đạn vào đồn Bình Long. Đại đô%3ḅi phó Thủ đã đứng ngay trên miê%3ḅng hầm ấy, gọi thằng này đầu hàng nhưng hắn không lên, còn chửi tục. Đại đô%3ḅi phó quăng liền hai trái thủ pháo xuống hầm, hẳn là thằng chỉ huy tiểu đoàn bảo an đã cháy thành than. Bấy giờ bô%3ḅ đô%3ḅi đã nhanh chóng rút ra tránh pháo của địch. Nhưng ngay trên miê%3ḅng hầm của thằng tiểu đoàn trưởng bảo an pháo địch dô%3ḅi xuống tới tấp. Chắc đại đô%3ḅi phó đã không kịp rút ra...”.
Sau chiến tranh, nhiều lần tôi muốn đến thăm gia đình Thủ, nhưng rồi công viê%3ḅc mưu sinh đã ngốn hết thời gian và cả ý định đó. Nỗi băn khoăn vẫn trăn đi trở lại trong tôi: không biết hài cốt của Thủ đã được đơn vị và gia đình tìm được chưa? Tình cờ gần đây, anh Nguyễn Xuân Ngọc ra Hà Nô%3ḅi họp. Anh đến thăm tôi và báo tin Tiểu đoàn đặc công 91 đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương là đơn vị anh hùng. Tôi hỏi anh về Thủ và mô%3ḅt số người trong tiểu đoàn. Anh nói đã tìm được hài cốt Thủ và đã đưa vào nghĩa trang liê%3ḅt sĩ của huyê%3ḅn. Vâng! Thủ không còn, nhiều thế hê%3ḅ cán bô%3ḅ chiến sĩ tiểu đoàn Lam Sơn Thanh Hóa chi viê%3ḅn cho tỉnh Quảng Nam không còn, nhưng chắc các anh sẽ vui khi biết tin đơn vị của các anh đã được tuyên dương Anh hùng, các anh là những người Anh hùng trong đơn vị Anh hùng ấy.
N.B
Quay về
Văn
Có một lời thề
Biển đêm
Khai trường, chợt nhớ...
Những mảnh ghép
Không bằng trời tính
Mênh mang...
Gió
Đồng hành mưa
Người đánh bắt giấc mơ
Vẫn còn...
Thơ
Người lính già trước biển
Trong xanh thẳm Đăk Tô
Ký ức
Dù mình không còn trẻ
Về quê
Ngọn rau đắng
Tự vấn
Một mình
Khúc đêm
Hạ Long ngẫu Rap
Khúc ru
Linh khí ở Bảo tàng Quang Trung
Giấc mơ dừa kỳ ảo giữa Tam Quan
Đại Hồng(*)
...Còn bên này sông
Người đánh bắt giấc mơ
Nhạc
Vầng trăng của bé
Văn học nước ngoài
Con chó già
Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình
Những gam màu ấn tượng của mỹ thuật Quảng Nam
Về tuyển tập ca khúc "Quê hương xứ rượu Hồng Đào"
Vài âm vọng lục bát Nguyễn Bá Hòa
Góc nhìn người trong cuộc
Văn học và... thời trang
Văn học-Học văn
Mũ đồ chơi(*)
Một thoáng Mỹ Sơn(*)
Nhip sống văn nghệ-Hộp thư
Nhịp sống văn nghệ
Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015)
Hộp thư