|  Đăng nhập
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

 

Tiêu đề: "NỖI BUỒN ĐẬP CÁNH"...
Tác giả: Phùng Nam Diêu


* Từ những chuyện lùm xùm trên văn đàn

Văn đàn thời gian gần đây có quá nhiều chuyện “lùm xùm” về đạo văn. Đầu tiên, ngày 28/9 - một người nguyên là lính, một cây bút “không tên tuổi” là Ngô Xuân Phúc (sinh 1980, sống ở Vinh, Nghệ An) cho rằng bài thơ “Tổ quốc gọi tên” mà nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai in trong tập thơ “Tổ quốc gọi tên mình” (NXB Phụ nữ, H.2011) là của mình, sáng tác vào năm 2008, từng lưu truyền trên mạng. Nhà thơ Quế Mai cho rằng mình bị vu khống và hạn cho đến ngày 10/10/2015 nếu anh Phúc không xin lỗi sẽ kiện anh ra tòa. Vụ việc lan nhanh trên các phương tiện truyền thông. Anh Phúc được nhiều người “sẵn sàng làm chứng” vì từng đọc bài thơ như chị Bàng Ái Thơ, anh Nguyễn Văn Nội... dù không còn “bằng chứng” và anh Phúc cũng “kiên định” hầu tòa, có luật sư bênh vực hẳn hoi. Đến ngày 20/10/2015 nhà thơ Quế Mai - khi đang ở Brussel (Bỉ) bất ngờ tuyên bố... “không cần thiết phải tiến hành vụ kiện nào liên quan đến quyền tác giả của bài thơ “Tổ quốc gọi tên”. Rõ ràng cách “rút lui” của phía dọa kiện khiến dư luận càng “hoang mang” chẳng “biết đâu nguồn cội” tác phẩm và có lẽ, sự việc sẽ “lâu lâu lại lùm xùm” y như người đọc hơn nửa thế kỷ này đi tìm ai là T.T.K.H - tác giả của bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” nổi tiếng.

Vụ thứ hai, là vụ đã rõ ràng minh bạch, dù người “cầm nhầm” thơ phải mất đến hai lần xin lỗi (dù lần hai, theo nhiều người - vẫn là lời xin lỗi chưa “thành thực”). Đó là vụ Phan Huyền Thư “đạo” bài “Buổi sáng” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Bài thơ có sửa đổi tí chút để mang tên “Bạch lộ” in trong tập “Sẹo độc lập”, đoạt giải thưởng thơ 2015 của Hội Nhà văn Hà Nội (Hội Nhà văn Hà Nội đã rút giải ngày 20/10/2015). Sau vụ này, có lẽ bạn đọc từng yêu thơ Phan Huyền Thư, yêu phim do Thư đạo diễn, biên kịch sẽ vẫn tin yêu và bình tâm hơn với lời “nói thật” của Thư “đây là bài học lớn trong đời mình, một bài học sâu sắc về thái độ sống và viết” (trích Thư xin lỗi lần hai).

Vụ thứ ba là vụ “ca từ” của bài hát “Khi chúng ta già” của nhạc sĩ trẻ Phạm Hồng Phước dù sự việc xảy ra vào đầu năm 2014. Nhạc sĩ đã phổ bài thơ “Khi chúng ta đã già” của tác giả Việt Hà thành ca khúc cùng tên. Ban đầu nhạc sĩ không thừa nhận “đạo thơ” nhưng trước sức ép của công luận, nhạc sĩ phải có tâm thư xin lỗi “Tôi đã sai và tôi muốn gởi lời xin lỗi chị Việt Hà, vì dù có giải thích như thế nào thì một chữ chị sáng tác cũng là của chị, tôi cần tôn trọng”.

Vụ thứ tư là vụ bài thơ mang tên “Nỗi buồn đập cánh” giữa hai tác giả, một là Nguyễn Đức Phú Thọ - in bài thơ này trên báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh số 105 (ngày 15/4/2010) và tác giả Quỳnh Dao in bài thơ cùng tên trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 712 (tháng 7/2010). Tác giả Phú Thọ cho rằng mình gởi báo Văn nghệ TP HCM vào ngày 18/3/2010 (trước đó Quỳnh Dao công tác ở tờ báo này), còn phía Văn nghệ Quân đội thì cho biết Quỳnh Dao gửi bài cho tạp chí qua email vào ngày 31/3/2010. Trước sự việc này, hai cơ quan báo chí liên quan cùng thống nhất một quan điểm xử lý: Cả hai đều còn rất trẻ để khẳng định mình trong tương lai, nên liên lạc với nhau để tìm tiếng nói chung thay vì làm mọi chuyện ầm ĩ lên(!?).

* Và những suy nghĩ

Trong bối cảnh văn chương, nghệ thuật đương đại, “hậu hiện đại”,... câu chuyện về tính chất “liên văn bản” chẳng xa lạ gì với mọi người viết, người thực hành nghệ thuật. Dưới góc độ văn bản học - theo các nhà nghiên cứu văn chương hậu hiện đại, bất cứ tác phẩm nào được viết ra cũng đều liên quan đến một văn bản trước đó, có thể xét từ đơn vị từ, cụm từ, thậm chí cả câu, đoạn văn... Nhà phê bình Inrasara có viện cách nói của các nhà nghiên cứu “Thơ Mới” - nói Xuân Diệu “dùng” đúng y một câu thơ Pháp “Đi là chết trong lòng một ít” để thành câu “Yêu là chết trong lòng một ít” mà có ai “trách” đâu. Ngay cả Truyện Kiều, nhiều câu Nguyễn Du đã “lẩy” từ thơ Tàu như câu “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Đào hoa y cựu tiếu đông phong) đó thôi. Vấn đề là các tác giả đã cố ý hay vô thức sử dụng tính “liên văn bản” và dùng đến mức độ nào là chấp  nhận được. Hiện nay, không chỉ các nhà sáng tác “hậu hiện đại” mới dùng thủ pháp “trích dẫn”, cắt dán (paste), mượn ý tứ, nhại phong cách, giai điệu, tiết tấu... của các tác phẩm khác để giễu nhại, để làm mới văn bản... mà từ lâu, những người làm văn nghệ đã từng làm điều này. Nguyễn Du từng có “phản chiêu hồn”. Nguyễn Huy Thiệp từng viết lại “Trương Chi”... và ngay cả với người sáng tác theo phong cách “hậu hiện đại” chăng nữa, một khi đã dùng “nguồn trích” của ai cũng đều có chú thích hẳn hoi. Suy ra như thế thì việc mượn cái gì của người khác, những người gọi là “sáng tác” nên có tín hiệu xin mượn cẩn thận, nói như dân Quảng - “cái chi ra cái nấy”, kẻo mang tiếng “cầm lấy được”.

Trong một bài viết về “đạo văn”, Inrasara có dẫn rằng “Khi Th.S.Eliot viết: “Thi sĩ non tay thì bắt chước; thi sĩ lão luyện thì ăn cắp” là đạo từ O.Wild: “Nhà văn giỏi thì vay mượn, nhà văn vĩ đại thì ăn cắp”. Tất nhiên là đúng theo tính chất “liên văn bản” và cũng cần nói thêm rằng, chính sự kỳ tài của nhà văn vĩ đại là “xóa dấu vết” một cách công nhiên để ai cũng biết dựa trên một văn bản cũ, ý tưởng cũ, nhà văn đã làm nên một văn bản mới với một chất lượng mới, quyến rũ tuyệt vời.

Tiếc là trong các vụ lùm xùm trên, xét về mặt chất lượng các tác phẩm thơ cũng chưa đáng để một người (vốn có danh phận) phải “cầm nhầm” văn bản của một người khác. Sau nữa, không thể đổ hết lỗi cho những người trao giải thưởng. Họ cũng không phải các nhà bác học để đọc hết mọi ấn phẩm trên giấy, và nhất là trên mạng trong thời bùng nổ thông tin.

Tạp chí Đất Quảng từng có một cam kết với kẻ “đạo văn” cách đây hơn 5 năm, rằng sẽ không đăng thơ của tác giả ấy nữa và quả thật, từng ấy năm, chưa bao giờ bài của người đó xuất hiện trên trang in tạp chí. Vụ việc có “quá đáng” không? “Án phạt” có nặng quá không? Năm mới, mời bạn đọc cùng bàn lúc “trà dư tửu hậu”...

P.N.D

Quay về
VĂN
TUỔI TRẺ BIẾT XÔNG PHA
KỲ NHÂN CỦA LÀNG
HẠNH PHÚC GIẢN DỊ
DẤU QUÊ
KHOẢNG TRỐNG
NHỚ XƯA BÁNH TÉT...
ĐÀO MUỘN
"NỖI BUỒN ĐẬP CÁNH"...
THƠ
BÀI CA ƠN ĐẢNG
KHÚC XUÂN
MỪNG TUỔI
BIÊN THÙY
HOA TẾT NĂM NAY CĂNG ĐẦY TRỜI
GIẤC MƠ XUÂN
QUÊ NHÀ TIẾNG SÚNG ĐÃ IM
PHỐ
HỢP ÂM
BẢ TRẠO
LỤC BÁT THÁNG GIÊNG
BÊN BẾN SÔNG CHIỀU
HẠNH PHÚC
THÌ THẦM CÙNG SÔNG MẸ
DỤ NGÔN XUÂN
VÀ MÙA XUÂN ĐẾN
XUÂN
TỰ BẠCH
MỪNG XUÂN
ĐÊM NGUYÊN TIÊU
MÙA XUÂN
NHỮNG NGỌN GIÓ TRÊN ĐỒI
CON BƯỚM XINH / CON BƯỚM ĐA TÌNH
TIẾNG THỜI GIAN
GIỮA HAI BỜ XANH EM
ĐÊM TRỪ TỊCH
MỘT THOÁNG TRONG ĐỜI
TRƯỚC GIAO THỪA
NGƯỜI NHÀ QUÊ
LẠC MẤT NHỮNG DẤU CHÂN
ĐƯỜNG VỀ NHÀ
LỜI ĐÁ NÚI
CUỘC TRÒ CHUYỆN LÚC 0 GIỜ
DÒNG CHẢY VĂN HÓA
CHỐN QUÊ
NGHIÊN CỨU - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐẾ THÁP CHĂM
GIAI THOẠI CÂU ĐỐI
NGƯỜI Ở RẤT LÂU QUÊ NHÀ...
TRÀ DƯ TỬU HẬU
LAI RAI... CHUYỆN RƯỢU
VĂN HỌC - HỌC VĂN
CHIẾC ÁO TẾT CỦA MẸ